Với những tiện ích mà hệ thống điện thông minh mang lại cho tổ ấm của bạn. Cùng bắt đầu tìm hiểu về nhà thông minh, chúng ta có thể xem qua những giải pháp khác nhau từ nhiều nhà cung cấp. Hiện nay, nổi bật nhất là hệ đi dây KNX và hệ không dây với thiết bị Apple HomeKit. Đơn giản và dễ hiểu, chúng ta phân chia điện thông minh làm 2 hệ thống chính.
1. Hệ thống nhà thông minh đi dây KNX
Hiện nay có rất nhiều tiêu chuẩn cho hệ thống điện thông minh. Trong đó tiêu chuẩn KNX được cho là phổ biến nhất hiện nay. KNX là hệ thống mở, cho phép nhiều nhà cung cấp sản xuất các sản phẩm khác nhau và hoạt động trên một nền tảng.
Hiện nay các nhà sản xuất lớn đều có sản phẩm KNX như Schneider, ABB, Hager, Legrand, Vimar, v.v. Ngoài hệ thống KNX, mỗi hãng lớn này cũng có cho mình một hệ thống điện thông minh riêng như Legrand – MYHOME, Vimar – BY ME hay Hager – Tebis.
Ưu điểm nhà thông minh đi dây
- Nhanh & ổn định: đây là một trong những tiêu chí đầu tiên để đánh giá chất lượng ngôi nhà. Với hệ thống có dây, tất cả tín hiệu nối trực tiếp qua dây LAN. Vì vậy sự ổn định là điều chắc chắn.
- Đảm bảo kết nối cho công trình lớn: Đối với công trình lớn hay tòa nhà, hệ thống có dây dường như là lựa chọn duy nhất để thực hiện giải pháp thông minh. Vì hệ thống không dây có thể kéo dây Lan dài đến bất cứ nơi đâu. Trong khi đó hệ thống không dây sử dụng sóng. Nhưng độ phủ của bất kỳ loại sóng nào cũng có giới hạn.
- Khả năng tải mạnh mẽ: Khả năng tải ý nói đến việc có thể chịu tải được bao nhiêu thiết bị trong cùng 1 thời điểm. Một hệ thống tải mạnh mẽ sẽ cho phép hoạt động nhiều thiết bị một lúc. Trong khi đó, hệ thống yếu có thể bị chập điện và ngừng hoạt động.
- Tránh rủi ro chập điện: Cũng liên quan đến khả năng về tải phía trên. Do mạch có dây tín hiệu đi mạnh mẽ, ổn định. Nên cũng tránh được khả năng chập điện, treo hệ thống.
Hạn chế khi đi dây
Hệ thống thông minh đi dây tuy rằng mang lại rất nhiều ưu thế về tính năng và khả năng hệ thống, nó lại có 1 số hạn chế như:
- Cần phải đục tường đi dây: đối với công trình mới xây dựng thì đục tường đi dây mạng không thành vấn đề nhưng với công trình đã hoàn thiện là một “trăn trở” lớn cho chủ nhà nếu muốn sử dụng hệ điện thông minh này.
- Thi công đòi hỏi kỹ thuật cao & thời gian: Việc thi công hệ thống có dây phải tốn thời gian lắp đặt đi dây dài hơn. Ngoài ra, kỹ thuật thi công cũng đòi hỏi đơn vị có chuyên môn và kinh nghiệm cao cũng như khả năng quản lý, làm việc với các bên thi công trình.
- Giá thành cao hơn hệ không dây: Do phải cần lượng dây nhiều và tủ điện trung tâm cũng được thiết kế toàn diện hơn nên giá tiền cho hệ thống smart home có dây sẽ tương đối cao.
2. Hệ thống nhà thông minh không dây
Có 2 tiêu chuẩn cho hệ thống thông minh không dây phổ biến, đó là Z-Wave và Zigbee. Cũng như KNX, hai tiêu chuẩn này có rất nhiều nhà sản xuất phát triển trong đó có Legrand, ABB, Fibaro, Philips Hue, Xiaomi Aqara v.v.
Có thể thấy là nhà thông minh công nghệ không dây đang có nhiều hãng trên thị trường smart home ở Việt Nam nhất. Nhờ vậy mà người dùng Việt Nam có nhiều lựa chọn hơn. Sự tham gia của nhiều thương hiệu nhà thông minh công nghệ không dây là lý do giúp cho giá thành nhóm sản phẩm này hấp dẫn hơn.
Ưu điểm nhà thông minh không dây
- Giá thành rẻ hơn, phù hợp với kinh tế người Việt.
- Lắp đặt dễ dàng, thương thích với mọi ngôi nhà dù xây mới hay đang sử dụng.
- Không can thiệp vào hệ thống điện, kiến trúc và nội thất đang có của ngôi nhà.
- Quản lý đơn giản, không phức tạp.
Hạn chế khi sử dụng các thiết bị không dây
- Sự ổn định không cao
- Thường phụ thuộc vào bộ xử lý trung tâm
- Một số thiết bị đòi hỏi thay thế pin trong quá trình sử dụng
- Người dùng cần có các kiến thức cơ bản về việc lắp đặt
Dựa trên những yếu tố trên, hy vọng bạn có thể đưa ra cho mình một giải pháp phù hợp với nhu cầu và chi phí đầu tư. Cần tư vấn rõ hơn về sản phẩm, vui lòng liên hệ với chúng tôi. Bạn cũng có thể tìm hiểu về các thiết bị HomeKit tại cửa hàng trực tuyến của chúng tôi. |